Trang chủ › Quảng Bình › Đèo Ngang Quảng Bình đẹp từ mọi góc nhìn Đèo Ngang Quảng Bình đẹp từ mọi góc nhìn Đèo Ngang là tên một con đèo nằm ở ranh giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung Việt Nam Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, trên dãy Hoành Sơn đoạn dãy Trường Sơn chạy ngang ra biển Đông. Đèo Ngang dài 6 km, đỉnh cao khoảng 250 m, phần đất phía Quảng Bình tức phần phía Nam thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, phần đất phía Hà Tĩnh tức phần phía Bắc thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh. Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Deo Ngang cách thị trấn Ba Đồn huyện Quảng Trạch 24 km, cách bờ sông Gianh 27 km một giới tuyến Bắc – Nam khác trong lịch sử Việt Nam về sau này, cách thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 80 km về phía Bắc, Đồng Hới ở phía Nam đèo Ngang, cách thành phố Hà Tĩnh tỉnh Hà Tĩnh 75 km về phía Nam, Hà Tĩnh ở phía Bắc đèo Ngang. Đèo Ngang Quảng Bình đẹp từ mọi góc nhìn Đây là ranh giới cũ giữa Đại Việt (và trước đó là Đại Cồ Việt) với Chiêm Thành, từ sau khi người Việt giành được độc lập năm 939, thời nhà Ngô và trước thời kỳ Nam tiến của người Việt năm 1069, thời nhà Lý. Thời Pháp thuộc đèo có tên trên bản đồ là Porte d’Annam. Từ Hà Tĩnh đi về phía Nam, lên giữa đỉnh Đèo Ngang, du khách sẽ đến với khu danh thắng Đèo Ngang – Hòn La. Đây là khu du lịch phía Bắc tỉnh Quảng Bình, nổi tiếng với những bãi biển sạch, đẹp trong vịnh nước sâu Hòn La và nhiều di tích thắng cảnh.Nên đọc Đền thờ Công Chúa Liễu Hạnh – Điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua Đèo Ngang nằm trên dãy Hoành Sơn, một mạch núi của dãy Trường Sơn chạy ngang ra biển, cắt ngang con đường thiên lý từ Bắc vào Nam. Đèo Ngang là ranh giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, một thời là biên giới của hai nước Việt – Chăm. Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, Đèo Ngang là trọng điểm đánh phá ác liệt, là nơi chứng kiến bao cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của các lực lượng thanh niên xung phong, lực lượng vận tải, bộ đội công binh đã ngày đêm bám trụ để giữ gìn mạch máu giao thông thông suốt. Trên đỉnh Đèo Ngang có Hoành Sơn Quan được xây dựng dưới thời Minh Mạng thứ 14 (1833). Hoành Sơn Quan được xây bằng đá dài 11 trượng 8 thước; cao 10 thước, khoảng giữa là cửa quan, phía tả và hữu đắp tường dài 75 trượng, cao 4 thước về mặt tả, mặt hữu và mặt sau bức tường dài 12 trượng 2 thước. Hiện nay trên đỉnh Đèo Ngang chỉ còn cổng chính của Hoành Sơn với chiều cao của cổng 6,3 m, chiều rộng (Đông – Tây) 6,15 m, chiều dày của cổng là 5,6 m. Phía trên vòm cửa phía Bắc có 3 chữ “Hoành Sơn Quan”. Từ đỉnh Đèo Ngang, du khách có thể nhìn thấy vịnh Hòn La, một vịnh nước sâu không chỉ thuận lợi cho xây dựng cảng biển lớn, mà còn là địa điểm lý tưởng cho phát triển du lịch biển – du lịch sinh thái biển, với những bãi biển trải dài xanh, sạch, đẹp.Nên xem Chùa An Xá – Di tích lịch sử cấp quốc gia Vịnh Hòn La được hình thành từ nhiều đảo nhỏ, trong đó có đảo Chim là thiên đường cư ngụ của hàng vạn con chim và cũng là địa chỉ Đỏ trong hệ thốngđường Hồ Chí Minh trên biển. Trong những năm chống Mỹ, vịnh Hòn La có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, là nơi neo đậu của các loại tàu thuyền để vận chuyển hàng hoá. Trong năm 1972, tại vịnh Hòn La đã diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt giữa các lực lượng quân và dân Quảng Bình với máy bay, tàu chiến Mỹ để vận chuyển hơn hai mươi ngàn tấn gạo từ tàu Hồng Kỳ, Trung Quốc vào ven biển Quảng Bình để chi viện cho chiến trường miền Nam, chiến dịch mang mật danh là KHR1. Dưới chân Đèo Ngang có con suối mềm mại chảy qua, thấp thoáng trong bóng cây là đền thờ Công chúa Liễu Hạnh, được xây dựng vào đầu thế kỷ XVIII, là ngôi đền thờ Mẫu Liễu Hạnh tức là Vân Hương Thánh Mẫu, đây là một di tích mang đậm tín ngưỡng nguyên sơ, thuần khiết của người Việt. Cách Đèo Ngang 10 km về phía Nam, làng biển Cảnh Dương là một trong những làng biển sầm uất, thịnh vượng và có bề dày truyền thống văn hoá lịch sử của Quảng Bình. Trong hai cuộc kháng chiến, Cảnh Dương rào làng chiến đấu, là pháo đài vững chắc chống quân thù. Hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian ở Cảnh Dương có nhiều hình, nhiều vẻ, giàu sắc thái địa phương. Cảnh Dương xứng đáng là một trong những làng văn vật Sơn – Hà – Cảnh – Thổ, Văn – Võ – Cổ – Kim của châu Bố Chính xưa và Quảng Bình nay.Đọc thêmĐèo Ngang – Hoành Sơn Quan và những chiến tích hào hùngCùng khám phá Vũng Chùa Đảo Yến – Lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên GiápLàng bích họa Cảnh Dương – Điểm đến không thể bỏ lỡ tại Quảng BìnhBãi biển Đá Nhảy – Đặc ân của tạo hóa dành cho Quảng Bình Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao, huyền thoại. Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, vua Thiệu Trị, Nguyễn Hàm Ninh, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Phước Miên Thẩm, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát… đã lưu dấu tại đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ. Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng, được xem như vẽ lên bức tranh thủy mạc trên. 6.3k Lượt xem Thích 866 Yêu thích Bài trước Động Phong Nha – Đệ nhất kỳ quan độngKế tiếp Bản Người Rục – Bộ lạc bí ẩn nhất thế giới